Nghị quyết 88 với chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa được đánh giá là chủ trương có tính đột phá, phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại, huy động các lực lượng xã hội tham gia chia sẻ, giảm tải gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công cho giáo dục.
Biên soạn nhiều bộ sách giúp huy động được sự tham gia, trí tuệ của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Thông qua đây, người học và người dạy được chủ động tiếp thu kiến thức, sáng tạo trong học tập, có nhiều cách tiếp cận mới, nhiều sự lựa chọn hơn.
Đến nay, bước sang năm thứ 5 thực hiện Chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa mới đã được triển khai đến tất cả các lớp học. Nhằm có cái nhìn tổng quát, đánh giá về quá trình xã hội hoá sách giáo khoa thời gian qua, vừa qua Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Người Đưa Tin đã tổ chức tọa đàm: “Vai trò của xã hội hoá sách giáo khoa trong thúc đẩy đổi mới giáo dục”.
Tham dự tọa đàm gồm:
1. ĐBQH Trương Xuân Cừ - Uỷ viên Uỷ ban xã hội của Quốc hội, ĐBQH đoàn Hà Nội
2. Ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3. Ông Nguyễn Như Tùng – Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình, Hà Nội.
Mời quý độc giả theo dõi tọa đàm: