Chuyển đổi số ngành giáo dục Đà Nẵng: Giáo viên sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Tấn Ngọc Thụy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng về những thành tích đạt được trong quá trình chuyển đổi số.

Người Đưa Tin: Là một trong những địa phương nhiều năm liền dẫn đầu cả nước trong chuyển đổi số, đối với ngành giáo dục, thời gian qua Đà Nẵng đã triển khai những kế hoạch, mục tiêu như thế nào để xây dựng nền giáo dục số?

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy: Thực hiện Quyết định về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và CĐS trong giáo dục và đào tạo (GDĐT) giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đảm bảo mỗi học sinh có 01 mã (ID) duy nhất, có hồ sơ điện tử, học bạ số và 100% số trường triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp dựa trên dữ liệu số, thời gian qua, ngành GDĐT thành phố Đà Nẵng đã và đang tập trung CĐS, đặc biệt triển khai có hiệu quả chủ trương của Bộ GDĐT về xây dựng CSDL ngành GDĐT.

Sở GDĐT thành phố đã chuẩn bị hạ tầng cơ sở vật chất với 11 máy chủ, cài đặt và triển khai phần mềm CSDL ngành GDĐT, Đà Nẵng cũng là địa phương đầu tiên được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin – Ban Cơ yếu Chính phủ cấp miễn phí chứng thư số cho 100% giáo viên là viên chức (đối với giáo viên không thuộc diện được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp, các trường cũng đã phối hợp và đăng ký chứng thư số từ các nhà cung cấp dịch vụ), đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên có chứng thư số.

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng.

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng.

Đến nay, 100% cơ sở giáo dục thực hiện việc cập nhật, đồng bộ dữ liệu trên phần mềm CSDL ngành GDĐT. Tổ chức kí số sổ gọi tên ghi điểm, sổ theo dõi và đánh giá học sinh, bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, triển khai học bạ số và các hồ sơ điện tử khác trên phần mềm CSDL ngành GDĐT. Sở GDĐT tổ chức thực hiện tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lớp 1, lớp 6 và hỗ trợ kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT trên CSDL ngành GDĐT.

Người Đưa Tin: Theo ông, đâu là vấn đề then chốt, cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm khi thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục? Tại Đà Nẵng, Sở GDĐT đã triển khai những nội dung đó như thế nào? Đến nay, đã có những kết quả nổi bật gì?

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy: Vấn đề then chốt, cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm khi thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục đó là:

Đào tạo và phát triển năng lực số, khả năng thích ứng và đổi mới liên tục cho giáo viên.

Chuyển đổi số không chỉ yêu cầu sự thay đổi về công nghệ mà còn đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong cách thức giảng dạy của giáo viên. Việc trang bị cho giáo viên kỹ năng số và phương pháp giảng dạy số là rất cần thiết. Các giáo viên phải được đào tạo để sử dụng công nghệ không chỉ trong giảng dạy mà còn trong việc quản lý lớp học, đánh giá học sinh, và tương tác với phụ huynh. Sự hỗ trợ và đào tạo liên tục về các công cụ kỹ thuật số là yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy: Công nghệ thay đổi nhanh chóng, vì vậy cần có sự linh hoạt và khả năng thích ứng với những công nghệ mới và xu hướng giảng dạy hiện đại.

Khuyến khích sự sáng tạo: Việc ứng dụng công nghệ cũng giúp phát triển các mô hình giảng dạy sáng tạo, giúp học sinh hình thành kỹ năng mềm và tư duy phản biện.

Một trong những yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số là nội dung học tập phải được số hóa và cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như: video, bài giảng trực tuyến, bài kiểm tra tự động… Tuy nhiên, nội dung không chỉ cần phải phong phú và đa dạng mà còn phải phù hợp với chương trình giảng dạy và nhu cầu học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà giáo dục, chuyên gia nội dung và các nhà phát triển công nghệ để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng.

Trong thời gian qua, Sở GDĐT cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; khuyến khích đội ngũ nhà giáo, nhân viên tham gia các cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, Xây dựng thiết bị dạy học số…

Theo ông Phạm Tấn Ngọc Thụy, với việc ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá và theo dõi tiến độ học tập giúp giáo viên theo dõi, đánh giá tiến độ học tập của học sinh một cách hiệu quả và chính xác hơn.

Theo ông Phạm Tấn Ngọc Thụy, ứng dụng công nghệ giúp giáo viên theo dõi, đánh giá tiến độ học tập của học sinh một cách hiệu quả và chính xác hơn.

Người Đưa Tin: Để Đà Nẵng có được kết quả về chuyển đổi số toàn ngành như nay, phát triển nguồn nhân lực số một cách bài bản là điều quan trọng, để đáp ứng yêu cầu triển khai chuyển đổi số nhanh và bền vững. Ông đánh giá thế nào về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay? Trong quá trình đó, ngành giáo dục có vai trò như thế nào?

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay là hết sức cần thiết, vì muốn chuyển đổi số thành công nhanh chóng thì phải tạo nhân nhân lực số. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tất cả các cơ quan, đơn vị đang thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số (các kỹ năng về phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, an ninh mạng); cũng như các chính sách khuyến khích, đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực kỹ thuật số. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan, đơn vị muốn bắt kịp xu hướng số hóa.

Nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng số, trang bị kỹ năng mới để làm việc trong môi trường số, ngành GDĐT cũng cần phải đổi mới phương pháp và chương trình đào tạo, cập nhật phương pháp giảng dạy, tăng cường kết hợp học tập trực tiếp với trực tuyến, thực hành và ứng dụng các công cụ kỹ thuật số mới để phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhà giáo; Phối hợp với doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục để tham gia vào quá trình xây dựng chương trình giảng dạy, cung cấp các phần mềm, ứng dụng công nghệ nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của ngành.

Các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Người Đưa Tin: Thông qua tiếp cận chuyển đổi số trong học tập, học sinh đã có sự thay đổi tiến bộ, đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 ra sao, thưa ông?

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy: Việc này phù hợp với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân, chuẩn bị tốt cho tương lai. Cụ thể:

Chuyển đổi số giúp tăng cường khả năng tiếp cận tài nguyên học tập phong phú; học sinh có thể truy cập vào nguồn tài liệu học tập đa dạng từ internet, các nền tảng học trực tuyến, ứng dụng học tập, video giảng dạy, thiết bị dạy học số và nhiều tài liệu bổ trợ khác. Điều này cũng giúp cho học sinh mở rộng kiến thức một cách linh hoạt và chủ động hơn, phát triển tốt kỹ năng tự học, học sinh học tập chủ động và sáng tạo hơn, học sinh có khả năng học tập bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.

Chuyển đổi số không những giúp học sinh học kiến thức mà còn thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng số, từ việc sử dụng máy tính, thiết bị di động, đến việc áp dụng các công cụ số trong học tập. Bên cạnh đó, học sinh cũng có cơ hội rèn luyện tư duy phản biện thông qua các bài giảng trực tuyến, diễn đàn thảo luận, và các công cụ hỗ trợ học tập trực quan. 

Thông qua các công cụ và nền tảng công nghệ, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận các dự án sáng tạo, thực hiện các bài tập nhóm, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa trực tuyến, phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của Chương trình GDPT 2018, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Các nền tảng học tập trực tuyến và các công cụ kết nối giúp học sinh dễ dàng hợp tác với bạn bè, thảo luận, chia sẻ ý tưởng và học hỏi từ nhau. Học sinh có thể tham gia vào các nhóm học tập trực tuyến, tổ chức các buổi thảo luận, làm bài tập nhóm, giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm - một trong những năng lực quan trọng mà Chương trình GDPT 2018 đề cập.

Ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá và theo dõi tiến độ học tập giúp giáo viên theo dõi, đánh giá tiến độ học tập của học sinh một cách hiệu quả và chính xác hơn. Các hệ thống học tập trực tuyến có thể cung cấp các báo cáo chi tiết về sự tiến bộ của từng học sinh, từ đó giúp giáo viên đưa ra những điều chỉnh trong phương pháp giảng dạy và hỗ trợ học sinh một cách kịp thời. 

Vị thế của người thầy trong kỷ nguyên mớiThêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSDNhiều ngành thiếu nhân lực, sinh viên ra trường "đắt như tôm tươi" nhưng rất khó tuyển sinh

Người Đưa Tin: Hiện nay, Đà Nẵng có những hoạt động nào để kết nối cộng đồng, doanh nghiệp và nhà trường nhằm hỗ trợ chuyển đổi số trong giáo dục? Xin ông chia sẻ một số mô hình đáng chú ý?

Ông Phạm Tấn Ngọc Thụy: Sở GDĐT đã phối hợp với các đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các phần mềm, công cụ dạy học để tổ chức các hội thảo để tham khảo một số mô hình triển khai chuyển đổi số, cụ thể: phối hợp với Tập đoàn Công nghệ Quảng Ích khảo sát, cài đặt và triển khai phần mềm CSDL ngành GDĐT; phối hợp với Viettel Đà Nẵng tổ chức hội thảo Chuyển đổi số cho ngành GDĐT; phối hợp cùng Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Megaschool tổ chức hội thảo trực tuyến giải pháp chuyển đổi số với nền tảng dạy học trực tuyến Megaschool và trường học thông minh 789.vn; phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoa học Công nghệ Bách Khoa tổ chức Hội thảo "Trang bị Năng lực số" dành cho cán bộ quản lí giáo dục các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Công Luân - Huy Cường

Link nội dung: https://phunucuocsong.vn/chuyen-doi-so-nganh-giao-duc-da-nang-giao-vien-sang-tao-doi-moi-phuong-phap-day-hoc-la-van-de-then-chot-13605.html