Ra mắt trung tâm R&D, DKSH đón “sóng” tăng trưởng ngành hoá chất Việt Nam

Nắm bắt xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân, DKSH Việt Nam đã ra mắt Trung tâm Phát triển và Sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, doanh thu thị trường ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam được dự báo tăng trưởng đạt hơn 720.000 tỷ đồng năm 2024, tăng 10,92% so với năm 2023; dự kiến đạt giá trị khoảng 1,4 tỷ USD vào năm 2029.

Thực tế, Việt Nam đã và đang có sự phát triển đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Từ một quốc gia nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới. Với quy mô dân số hơn 100 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, gia tăng tầng lớp trung lưu và thu nhập cao, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng nhất khu vực.

Bên cạnh thực phẩm, chăm sóc cá nhân cũng đang hưởng lợi từ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập gia tăng. Ước tính bình quân mỗi người Việt Nam hiện nay chi 26,77 USD cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm, nhưng đến 2028 con số này có thể tăng lên 29,43 USD (tương đương với 724.000 đồng). Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất chế biến thực phẩm - đồ uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân mở ra cơ hội vàng cho ngành nguyên liệu hóa chất tại Việt Nam.

Ngành nguyên liệu hoá chất đón sóng tăng trưởng lớn đi cùng với nhiều thách thức lớn

Tiềm năng lớn đi cùng với sự cạnh tranh lớn. Thị trường những năm gần đầy đang thu hút nhiều nhà cung cấp và công ty quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Ra mắt trung tâm R&D, DKSH đón “sóng” tăng trưởng ngành hoá chất Việt Nam- Ảnh 1.

Ngành nguyên liệu hóa chất của Việt Nam đang trên đà phát triển

Một thách thức khác của ngành công nghiệp là đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ chính phủ và người tiêu dùng về việc phát triển các nguyên liệu và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Theo Quyết định của Chính Phủ về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, xác định quan điểm phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp hóa chất, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.

Trong bức tranh tổng quan đó, đi cùng tình hình thị trường biến động do ảnh hưởng từ thế giới, các doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp cũng như chiến lược để có được những nguyên liệu đạt chuẩn mà không bị ảnh hưởng bởi sự không ổn định giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế.

Chưa kể, riêng thị trường nguyên liệu dược phẩm, nhiều doanh nghiệp dược trong nước chưa có đủ công nghệ và năng lực sản xuất để tự cung cấp nguyên liệu chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện vẫn gặp khó khăn trong việc sản xuất các nguyên liệu công nghệ cao hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, có tới 61% doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới. Điều này dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp và khó đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Vai trò của DKSH Việt Nam

Trước thách thức đó, DKSH Việt Nam tiên phong trong việc đem đến những sáng kiến đổi mới về công nghệ, đem đến cho các đối tác những giải pháp phù hợp và tạo ra nhiều giá trị hơn cho ngành Nguyên Liệu Hóa Chất nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. DKSH tập trung đầu tư vào các trung tâm đổi mới giúp đối tác tại Việt Nam phát triển công thức sản phẩm và thử nghiệm các nguyên liệu mới, thúc đẩy sáng tạo trong các lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm và một số ngành công nghiệp đặc biệt.

Minh chứng cụ thể là Trung tâm Đổi mới ứng dụng Nguyên liệu thực phẩm (FBI) và Nguyên liệu chăm sóc cá nhân (PCI) vừa được ra mắt, các trung tâm được trang bị các thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia hàng đầu để nghiên cứu công thức, thử nghiệm và phân tích, cho phép tạo ra các mẫu thử chất lượng cao. Từ các nguyên liệu đó, Trung tâm Đổi Mới này sẽ cải tiến chúng để cung cấp các sản phẩm ứng dụng đột phá và hiệu quả phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng Việt Nam.

Đại diện DKSH - Bà Hoàng Thị Tố Nga, Giám đốc, Ngành Nguyên Liệu Hóa Chất, DKSH Việt Nam nói: "Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững trong ngành Nguyên Liệu Hóa Chất tại Việt Nam, DKSH cam kết cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước những nguyên liệu chất lượng cao và các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, giúp họ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường toàn cầu."

Ra mắt trung tâm R&D, DKSH đón “sóng” tăng trưởng ngành hoá chất Việt Nam- Ảnh 2.

Phòng chăm sóc cá nhân thuộc Trung tâm phát triển & sáng tạo của DKSH

Sở hữu mạng lưới các chuyên gia, nguồn lực và hỗ trợ toàn cầu, cùng sự am hiểu thị trường và nhu cầu tại mỗi quốc gia nơi tập đoàn hoạt động, DKSH Việt Nam cam kết hỗ trợ các đối tác gia nhập thị trường, mở rộng kinh doanh, và đạt được các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Lợi thế của Công ty là danh mục trải dài từ nguyên liệu dược phẩm, chăm sóc cá nhân, thực phẩm và đồ uống cho tới các hóa chất đặc biệt có thể giải quyết được mối lo cho đa số các đối tác trong và ngoài nước để đạt được mục tiêu tăng trưởng đúng hạn.

Hợp tác cùng các doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nguyên liệu hóa chất, DKSH Việt Nam thể hiện vị thế là một người chơi đa năng trong lĩnh vực Nguyên Liệu Hóa Chất và khẳng định lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.