Tây Du Ký 1986: "Chàng trai phụ nữ rất yêu" là ai?

Bên cạnh những khuyết điểm như ham ăn, lười làm, hám gái, hèn nhát thì Trư Bát Giới lại là nhân vật đời nhất. Sự hài hước, tình cảm, gần gũi của nhân vật này đã chiếm được tình cảm của chị em.
Tây Du Ký 1986: "Chàng trai phụ nữ rất yêu" là ai?- Ảnh 1.

4 nam chính của Tây Du Ký gồm Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Đâu mới là nhân vật "tinh hoa hội tụ, phụ nữ rất yêu"?

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng và 3 đệ tử gồm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đều có lượng fan riêng. Sư phụ Đường Huyền Trang là người có ngoại hình đẹp, tâm từ bi và là tâm điểm được nhiều nữ yêu si mê. Tuy nhiên, với những khán giả xem phim, Đường Tăng lại không phải hình mẫu đàn ông được ưa chuộng. Tôn Ngộ Không dũng mãnh, tài giỏi, là nhân vật chính nên lẽ ra cũng sẽ là thần tượng của "hội chị em". Trư Bát Giới ham ăn, lười làm, hèn nhát, hám gái là nhân vật đời nhất. Sa Tăng thì cần cù, chịu khó, chân thật và khá mờ nhạt. Tuy nhiên, nhân vật có cá tính, duyên dáng và được phái nữ yêu thích nhất ở ngoài đời lại là Trư Bát Giới, tại sao?

Đầu tiên, về tính cách, Trư Bát Giới như đã nói ở trên là nhân vật rất đời thường, gần gũi. Anh ấy thích đùa giỡn, giỏi điều chỉnh không khí và luôn khiến mọi người vui vẻ. Ngược lại, Tôn Ngộ Không lại nghiêm túc, nghiêm khắc với các quy tắc và lễ khi, thậm chí, đôi khi còn có vẻ hơi cứng nhắc. Trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự thân thiện của Trư Bát Giới thường dễ giành được tình cảm của mọi người hơn.

Tây Du Ký 1986: "Chàng trai phụ nữ rất yêu" là ai?- Ảnh 2.

Nếu so sánh giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, Lão Tôn dù là nam chính, tính tình cương trực, phép thuật tài năng đầy mình, cả đạo đức lẫn năng lực đều không có gì để chê. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không vẫn không phải là người được chị em yêu thương.

Thứ hai, Trư Bát Giới có cách giải quyết vấn đề tình cảm tốt hơn. Trong Tây Du Ký, nhân vật này tuy có chút dâm đãng nhưng việc theo đuổi tình yêu lại rất chân thành. Câu chuyện của Trư Bát Giới với Cao Thúy Lan là bằng chứng tốt nhất. Ngược lại, Tôn Ngộ Không lại tỏ ra quá lạnh lùng, tự cho mình là trung tâm, luôn thờ ơ với các vấn đề tình cảm. Sự khác biệt trong các xử lý cảm xúc này cũng khiến Trư Bát Giới dễ chạm đến trái tim phụ nữ hơn.

Tây Du Ký 1986: "Chàng trai phụ nữ rất yêu" là ai?- Ảnh 3.

Bên cạnh những khuyết điểm như ham ăn, lười làm, hám gái, hèn nhát thì Trư Bát Giới lại là nhân vật đời nhất. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, hình tượng của Trư Bát Giới cũng dễ gần và dễ thương hơn. Với dáng người đầu heo, tính cách ngay thẳng, trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình thường xây dựng hình ảnh "chàng Trư" dễ thương, thú vị.

Ngược lại, hình tượng Tôn Ngộ Không lại anh hùng và mang tính thần thoại hơn, đôi khi khiến người ta cảm giác xa cách. Chính sự khác biệt về hình tượng này khiến Trư Bát Giới dễ gần và đáng yêu hơn trong lòng người.

Tây Du Ký 1986: "Chàng trai phụ nữ rất yêu" là ai?- Ảnh 4.

Tôn Ngộ Không dù là nam chính, phép thuật tinh thông, tinh thần trượng nghĩa, phóng khoáng nhưng lại quá lạnh lùng, khuôn phép, không phải là tuýp người khiến trái tim phụ nữ rung động. Ảnh minh họa: Internet.

Tùng Lâm (theo Danviet, hoinhap.vanhoavaphattrien)