Thắp lên hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng trong hành trình "tìm con"

Theo các chuyên gia, với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao làm cha, làm mẹ luôn là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.

Hoang mang trong hành trình dài "tìm con" phía trước

Thông tin từ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. 

Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính. 

Không ít cặp vợ chồng đã phải dừng lại hành trình tìm con bởi những khó khăn về kinh tế sau những chu kỳ IVF thất bại. Dừng lại hay bước tiếp là câu hỏi mà các gia đình hiếm muộn lâu năm phải đấu tranh tâm lý, tìm câu trả lời trong lo lắng.

Thấu hiểu điều đó, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã có nhiều chương trình nhân văn nhằm tiếp thêm động lực cho các gia đình trở ngại. Trong đó có chương trình "Ươm mầm xanh, bảo hành IVF".

Thắp lên hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng trong hành trình "tìm con"- Ảnh 1.

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền- Giám đốc chuyên môn bệnh viện tư vấn cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC).

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khẳng định, "Ươm mầm xanh - Bảo hành IVF" là sự cam kết đồng hành, thấu hiểu và sẻ chia của bệnh viện dành cho tất cả các cặp vợ chồng đã yêu thương, tin tưởng và gửi trọn niềm tin.

Theo BS.Hiền, qua thực tế thăm khám, các bác sĩ của bệnh viện gặp không ít các trường hợp gia đình hiếm muộn gặp khó khăn về kinh tế. 

Thậm chí, có những cặp vợ chồng thất bại liên tiếp nhiều chu kỳ IVF ở nhiều nơi trước khi đến với bệnh viện, họ mang tâm lý lo lắng hoang mang về hành trình tìm con phía trước, họ sợ đối mặt với hai từ "thất bại" kéo theo những áp lực lớn về tài chính.

Do đó, chương trình như một sự đảm bảo về tài chính, mang lại sự an tâm và thắp lên hy vọng về kết quả tốt đẹp sau hành trình dài mong mỏi hai tiếng con yêu.

Nhiều ca khó trong điều trị vô sinh hiếm muộn

BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc chuyên môn cũng thông tin thêm, có rất nhiều trường hợp khó trong điều trị vô sinh hiếm muộn như: Người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch (teo tinh hoàn do quai bị, các bất thường về gen, mất đoạn gen AZF, 

Hay bất thường về nhiễm sắc thể, ẩn tinh hoàn, hội chứng sinh tinh nửa chừng...) dẫn đến không thể có thai tự nhiên; người vợ bị suy buồng trứng; bất thường tử cung, tắc cả hai vòi trứng; tiền sử lưu sảy thai hay chuyển phôi thất bại nhiều lần;… đã được bệnh viện hỗ trợ sinh sản thành công nhờ "cá thể hoá" phác đồ điều trị, theo dõi, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình bệnh nhân điều trị.

Thắp lên hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng trong hành trình "tìm con"- Ảnh 2.

BS.Hưởng thực hiện chuyển phôi cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC).

BS.Hưởng cho hay, hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. 

Thấu hiểu trở ngại đó, nhiều năm qua bệnh viện luôn nỗ lực hỗ trợ hết mình với các cặp vợ chồng hiếm muộn, đặc biệt là những vợ chồng khó khăn về mặt tài chính trong quá trình "tìm con" của các cặp đôi.

Mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng ở Việt Nam vô sinh, hiếm muộn

Theo đó, khi bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trong thời gian từ 6/11/2024 - 30/4/2025 sẽ được hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm (chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi) nếu quá trình chuyển phôi không thành công.

"Chúng tôi mong đây sẽ là nguồn động viên, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện cho các cặp đôi tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình, vững tin bước tiếp trên hành trình tìm con", BS.Hưởng cho biết thêm.